Chú thích Cố Luân Khác Tĩnh Công chúa

  1. "Đưa" ở đây là "đưa thân", tức chỉ việc tống tiễn của nhà gái khi đưa cô dâu xuất giá.
  2. Năm Khang Hi thứ 37 (1698), ngày 25 tháng 1, tấu chiết của Nội vụ phủ bằng Mãn văn chép “ginggun elhe gungju”. Mãn văn “ginggun” có nghĩa là “cung kính, cẩn thận”, “elhe” nghĩa là "an tĩnh, bình an".
  3. Nguyên văn danh sách lễ vật ở Nội Vụ phủ: 第三日洗浴,盆内置各重三钱之金元宝二颗、银元宝四颗,送往结发奶母夫妇一对。第七日开始摇摇篮,送往装饰摇篮一个,各样绸缎小衣服、被褥八桌,各种细米、鸡蛋共六百套,牛二头,羊二十只,鹅二十只,鸡四十只。满月礼有各带两颗小珍珠之耳坠三对、小金镯一对、装饰手帕一条、缎袍褂二袭、靴一对、袜一对、各样绸缎二十匹、里子布二十匹、银二百两。
  4. Căn cứ theo Thanh Thánh Tổ thực lục (Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1731, Quyển 274)Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFHội_đồng_biên_soạn_nhà_Thanh1731 (trợ giúp), vào năm Khang Hi thứ 56 (1717), Khang Hi Đế đã thuật lại chuyện năm 1696, trong đó có nhắc đến:
    "中路往征噶尔丹时, 至察汉托沃, 见泉流甚细, 朕令八旗所扎八营, 每营各掘一井, 八井之水, 泛滥而出, 人马俱赖以济. 后皇七子送恪靖公主, 经过此泉, 已无涓滴矣
    .
    Trên đường chinh phạt Cát Nhĩ Đan, đến Sát Hán Thán Ốc, gặp suối chảy quá mức tinh tế (ý chỉ ít nước), trẫm lệnh cho tám doanh của Bát kỳ, mỗi doanh đào một cái giếng, nước từ giếng cứ ào ào mà ra, người ngựa đều dựa vào đó mà được cứu. Về sau, Hoàng thất tử hộ tống Khác Tĩnh Công chúa, đi qua nơi này, suối này đã không còn nước rồi".
    Có học giả cho rằng, điều này đang chỉ đến việc Hoàng thất tử hộ tống Khác Tĩnh Công chúa vừa mới xuất giá đến Khách Nhĩ Khách lần đầu tiên. Bởi vì căn cứ theo hồ sơ tiếng Mãn, thân phận của Dận Hữu được ghi nhận vào thời điểm hộ tống Công chúa là Thất Bối lặc, mà ông chỉ được phong Bối lặc vào tháng 3 năm 1700, đồng nghĩa với việc cuộc hộ tống này chỉ diễn ra sau khoảng thời gian này.
  5. Chỉ những bé trai nhỏ tuổi theo hầu, cũng là một từ chỉ thư đồng.
  6. Từ lúc Công chúa trở về Kinh thành, không xuất hiện bất kỳ hồ sơ nào liên quan đến việc bà trở về Khách Nhĩ Khách, vì vậy các nhà nghiên cứu và sử học nhận định bà ở lại kinh thành trong suốt thời gian này.
  7. Nôm na là một bộ luật pháp cho ba Kỳ lớn của Khách Nhĩ Khách.
  8. Đơn vị hành chính của Mông Cổ dưới thời nhà Thanh là các "Minh", còn gọi là "Mông Cổ Minh kỳ", gồm có Triết Lý Mộc minh (哲里木盟), Chiêu Ô Đạt minh (昭乌达盟), Trác Tát Đồ minh (卓索图盟), Tích Lâm Quách Lặc minh (锡林郭勒盟), Ô Lan Sát Bố minh (乌兰察布盟), Y Khắc Chiêu minh (伊克昭盟). "Minh trưởng" là người đứng đầu, quản lý của các khu vực hành chính này. "Thanh hội điển sử lệ lệ · Lý Phiên viện · Hội minh" có ghi chép: "3 Minh Trác Tát Đồ, Chiêu Ô Đạt, Y Khắc Chiêu thiết lập một Minh vụ đại diện, cùng với Minh trưởng và Phó Minh trưởng cùng nhau xử lý sự vụ trong Minh"
  9. Đa Luân hội minhcòn gọi là Thất Khê hội minh hay Đa Luân Nặc Nhĩ hội minh, Khang Hi hội minh là một cách quản lý do Khang Hi lập ra để tăng cường sự quản lý của nhà Thanh ở Khách Nhĩ Khách. Năm 1691, Khang Hi Đế đã đích thân đến nơi trú doanh của Đa Luân Nặc Nhĩ tiến hành một cuộc gặp mặt quy mô lớn, tức "Hội minh", có sự tham gia của 3 bộ tộc lớn của Khách Nhĩ Khách và vương công quý tộc của 49 kỳ của Nội Mông Cổ. Cuộc "Hội minh" này kéo dài từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 5.